Theo nhận định của các chuyên gia y tế, bệnh trĩ đang có tỉ lệ người mắc ngày càng cao. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì và cách điều trị ra sao? Là vấn đề được rất nhiều người bệnh thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và cách điều trị bệnh hiệu quả. Ths.Bs Nguyễn Văn Lai, chuyên gia khoa Ngoại, của Phòng khám Đa khoa Hà Nội. Sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Bệnh trĩ là bệnh lý được tạo thành do sự dãn quá mức, các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn – trực tràng. Bệnh trĩ được phân thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Tùy từng loại bệnh, sẽ có các triệu chứng bệnh trĩ khác nhau, mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau.
Tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị, các triệu chứng trĩ sẽ gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường thấy
Theo các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Hà Nội, để phòng tránh mắc phải căn bệnh phiền toái này. Mỗi chúng ta cần nắm vững kiến thức cơ bản, đặc biệt là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Có như vậy mới có thể phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất. Cụ thể về nguyên nhân gây bệnh trĩ như sau:
Bị bệnh trĩ là do táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày
Bị táo bón và tiêu chảy lâu ngày là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ, tỉ lệ chiếm đến 80%. Những người bị bệnh táo bón và tiêu chảy phải đi vệ sinh liên tục. Điều này làm cho các tĩnh mạch, thành ruột bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó, gây áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn.
Thêm vào đó, khi bị táo bón, người bệnh phải ngồi đại tiện lâu. Đồng thời, dùng nhiều sức để rặn tống xuất phân ra ngoài, sẽ càng gia tăng áp lực lên thành hậu môn – trực tràng.
Đứng hoặc ngồi quá lâu dễ gây bệnh trĩ
Ít người biết rằng, đứng hoặc ngồi quá lâu dễ gây bệnh trĩ. Điều này thường xảy ra ở một số nghề nghiệp, có đặc thù riêng như: dân văn phòng, lái xen, công nhân, giáo viên,…
Thường xuyên phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài, khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng. Từ đó, gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng quá mức, gây ra bệnh trĩ.
Bị bệnh trĩ khi đang mang thai
Một đối tượng nữa dễ mắc phải bệnh trĩ, phải kể đến đó là phụ nữ mang thai. Bởi khi mang bầu, sự hình thành của thai nhi sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng ổ bụng. Nên phụ nữ mang thai dễ bị trĩ hơn người bình thường.
Cùng với đó, giai đoạn này, các mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Nếu không bổ sung thêm những thực phẩm mát, rất dễ gây táo bón kéo dài. Lâu dần dễ hình thành bệnh trĩ.
Hơn nữa, khi đến ngày sinh nở, các mẹ phải dùng hết sức để đưa em bé ra ngoài. Khiến cho các mao mạch, tĩnh mạch,… ở vùng hậu môn, xương chậu bị tác động một lực mạnh dẫn đến bệnh trĩ nặng hơn.
Thói quen ăn uống không đúng dễ gây bệnh trĩ
“Thói quen ăn uống không đúng dễ gây bệnh trĩ” là nhận định của các bác sĩ chuyên khoa. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhiều người chỉ thích ăn thực phẩm giàu đạm, protein, thức ăn nhiều giàu mỡ… mà bỏ qua những thực phẩm giàu chất xơ. Ăn quá nhiều thịt dễ gây ra tình trạng táo bón.
Ngoài ra, sử dụng quá nhiều đồ uống, chất kích thích, đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Do đó, để phòng tránh bệnh trĩ, trong mỗi bữa ăn hàng ngày, chúng ta cần cung cấp đủ rau xanh, hoa quả để bổ sung lượng chất xơ cần thiết. Các chất này giúp hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn.
Uống ít nước nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Như chúng ta đã biết 80% cơ thể là nước. Nước có tác dụng giúp tuần hoàn máu tốt và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể rất dễ phát sinh các bệnh về da và không tốt cho hệ tiêu hóa. Khi sự co bóp của hậu môn yếu lâu dần hình thành nên bệnh trĩ.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, mỗi ngày cần cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước.
Làm việc nặng nhọc hoặc vận động mạnh dễ gây bệnh trĩ
Người thường xuyên làm việc nặng như thợ xây, bốc vác, thợ mỏ… dễ gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn. Khiến các tĩnh mạch suy yếu lâu dần dẫn đến hình thành búi trĩ.
Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Với những thông tin vừa rồi, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Nếu bạn phát hiện ra những triệu chứng bất thường tại vùng hậu môn. Hãy chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Phòng khám đa khoa Hà Nội – số 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, từ lâu đã trở thành địa chỉ chữa bệnh trĩ hiệu quả và uy tín. Khi đến đây, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp khám, và xác định mức độ bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
- Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc: Thường được dùng cho những trường hợp mắc trĩ độ 1, hoặc độ 2. Các loại thuốc chữa bệnh trĩ thường có dạng uống hoặc thuốc bôi tại chỗ. Căn cứ vào từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.
- Chữa bệnh trĩ bằng thủ thuật ngoại khoa: Được áp dụng với những trường hợp mắc trĩ độ 3, đã dùng thuốc nhưng không hiệu quả. Căn cứ vào từng trường hợp bác sĩ sẽ điều trị bằng thủ thuật chích xơ, thắt vòng cao su. Hoặc phải tiến hành thủ thuật cắt trĩ.
Hi vọng rằng, bài viết về nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả. Đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Giúp phòng tránh, hoặc có hướng điều trị sớm khi chẳng may mắc phải. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ đến số 03.56.56.52.52 . Để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.