Theo một vài số liệu thống kê cho thấy, xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm được thực hiện nhiều nhất giúp cung cấp những chỉ số cần thiết để chẩn đoán và phát hiện ra nhiều bệnh lý liên quan đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của nam giới. Vậy các chỉ số xét nghiệm máu nói lên điều gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn thông tin chi tiết về vấn đề này.
Xét nghiệm máu là gì?
Trên thực tế, xét nghiệm máu là thao tác lấy ra một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch, mao mạch để tiến hành xét nghiệm. Sau khi phân tích kết quả, các bác sĩ có thể xác định được nhóm máu, một số bệnh lý liên quan đến hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác.
Ngoài ra, nó còn giúp phát hiện ra các bệnh lý về tiểu đường, tim mạch, viêm gan B và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục,… từ đó giúp người bệnh điều trị bệnh kịp thời, hạn chế ảnh hưởng xấu xảy ra.
Các chỉ số xét nghiệm máu nói lên điều gì?
Thông thường, trên phiếu kết quả xét nghiệm thường có tên các chỉ số xét nghiệm máu, kết quả và khoảng giá trị tiêu chuẩn để tham chiếu. Đọc và hiểu được ý nghĩa của những chỉ số này sẽ giúp bạn sẽ biết được phần nào tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
Chỉ số xét nghiệm máu RBC
RBC (Red Blood Cell – số lượng hồng cầu): Hồng cầu có chức năng vận chuyển ôxy từ phổi đến nuôi các tế bào. Giá trị bình thường từ (4.2 – 5.9 triệu tế bào/cm3), tương đương với số lượng hồng cầu tính theo đơn vị quốc tế (4.2 -5.9 x 1012 tế bào/l).
- Chỉ số cao : Thường hiếm xảy ra trường hợp này (có thể gặp ở những người sống ở vùng núi cao hoặc các vận động viên thể thao).
- Chỉ số thấp : Khi RBC ở dưới chuẩn là biểu hiện thiếu máu, mất máu, thiếu chất sắt, vitamin B12, axit folic,…hoặc RBC cũng xuất hiện ở phụ nữ có thai, người mắc bệnh thận, ung thư.
Thông số xét nghiệm máu HGB
HGB (Hemoglobin – lượng huyết sắc tố) : Là lượng chất đạm chứa trong hồng cầu cho phép vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào và và chuyển ngược lại khí cacbonic từ tế bào về phổi. Giá trị bình thường từ 13 – 18 g/dl đối với nam và 12 – 16 g/dl đối với nữ (tính theo đơn vị quốc tế tương ứng là 8.1 – 11.2 millimole/l và 7.4 – 9.9 millimole/l).
- Chỉ số cao : HGB vượt chuẩn có thể làm máu đặc hơn, dễ sinh tắc mạch, chứng tỏ cơ thể bị thiếu nước, mất nước, bệnh tim,…
- Chỉ số thấp : Là biểu hiện bệnh thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu.
Các chỉ số xét nghiệm máu MCH, MCHC
MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin – số lượng trung bình của huyết sắc tố có trong một hồng cầu) : Giá trị bình thường từ 27 đến 32 picogram.
- Chỉ số thấp : Chủ yếu do thiếu thiếu sắt
MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – nồng độ trung bình của huyết sắc tố): Giá trị bình thường từ 32 đến 36%.
- Chỉ số thấp : Biểu hiện đặc trưng là thiếu máu do thiếu sắt, thường gặp ở phụ nữ hành kinh.
Chỉ số xét nghiệm máu HCT
HCT (Hematocrit – tỷ lệ thể tích hồng cầu) : Chỉ số này cho biết hồng cầu chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích máu. Giá trị bình thường từ 45 – 52% đối với nam và 37 – 48% đối với nữ.
- Chỉ số cao : Đó là do cơ thể thiếu nước, các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành hay mắc một loại bệnh ung thư máu.
- Chỉ số thấp : HCT thấp có thể do mất máu, thiếu máu, thai nghén,…
Thông, chỉ số xét nghiệm máu MCV
MCV (Mean corpuscular volume – thể tích trung bình của một hồng cầu) : MCV cho ta biết hồng cầu có kích thước chuẩn không, hoặc bé hay to hơn bình thường. Giá trị bình thường từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít).
- Chỉ số cao : Giá trị MCV nếu vượt quá 110fl thì có thể do thiếu vitamin B12 hay axit folic.
- Chỉ số thấp : Do thiếu hụt sắt của cơ thể, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, dẫn đến thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì,..
Các chỉ số xét nghiệm máu RDW, WBC
RDW (Red Cell Distribution Width – độ phân bố hồng cầu) : Đây là giá trị thống kê trung bình. Giá trị này càng cao nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11 đến 15%. RDW trên chuẩn xuất hiện trong tất cả các trường hợp thiếu máu.
WBC (White Blood Cell – số lượng bạch cầu) : Là thành phần cơ bản của hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Giá trị bình thường từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3, tương đương với số lượng bạch cầu tính theo đơn vị quốc tế là 4.3 đến 10.8 x 109tế bào/l.
- Chỉ số cao : Khi cơ thể bị nhiễm trùng, viêm nhiễm cục bộ hay toàn thân, bệnh ung thư máu,…
- Chỉ số thấp : Thiếu tất cả các loại bạch cầu, thiếu hụt vitamin B12, folate, nhiễm khuẩn cũng như các triệu chứng sinh ra do quá trình chữa bệnh đều khiến WBC thấp.
Tìm hiểu chỉ số xét nghiệm máu PLT
PLT (Platelet Count – số lượng tiểu cầu) : Là một trong ba loại tế bào máu hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu góp phần quan trọng trong quá trình đông cầm máu. Người bình thường có khoảng 150.000 – 300.000 tiểu cầu trong mỗi mm3 máu.
- Chỉ số cao : Nếu PLT quá cao sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu…
- Chỉ số thấp : Nguyên nhân PLT thấp có thể do hoạt động không bình thường của tủy xương, các chất hoá trị liệu, phì đại lách, đông máu, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu,…
Thông, chỉ số xét nghiệm máu LYM
LYM (Lymphocyte – bạch cầu Lymphô) : Đây là các tế bào chủ yếu của hệ miễn dịch, chúng có khả năng phân biệt các tế bào lành và tế bào đã nhiễm bệnh. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 20 đến 25%.
- Chỉ số cao : Do mắc ung thư hệ bạch huyết, ung thư hệ tạo máu, ung thư cấp tính của các tế bào lympho, cường tuyến giáp.
- Chỉ số thấp : Đây có thể là dấu hiệu của bệnh AIDS hoặc do nhiễm virus, lao, sốt rét, ung thư máu, ung thư hạch… Ở trẻ em có thể do bẩm sinh và cần được điều trị sớm.
Các chỉ số xét nghiệm máu MXD, NEUT, PDW
MXD (Mixed Cell Count – tỷ lệ pha trộn tế bào trong máu) : Mỗi loại tế bào có một lượng % nhất định trong máu. MXD thay đổi tùy vào sự tăng hoặc giảm tỷ lệ của từng loại tế bào.
NEUT (Neutrophil – tỷ lệ bạch cầu trung tính) : Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 60 đến 66%. Tỷ lệ tăng cao rất có thể do nhiễm trùng máu, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu;….
PDW (Platelet Disrabution Width – độ phân bố tiểu cầu) : Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 6 – 18 %.
- Chỉ số cao: Ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm, bệnh hồng cầu,… có thể khiến PDW tăng cao
- Chỉ số thấp: Xuất hiện trường hợp người nghiện rượu.
Thông, Chỉ số xét nghiệm máu MPV
MPV (Mean Platelet Volume – thể tích trung bình của tiểu cầu) : Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 6,5 đến 11fL.
- Chỉ số cao : Do mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, stress, nhiễm độc do tuyến giáp…
- Chỉ số thấp : Người thiếu máu, bạch cầu cấp hoặc do hóa trị liệu ung thư… có thể khiến chỉ số MPV thấp.
Địa chỉ thực hiện xét nghiệm máu uy tín
Nếu bạn đang muốn thực hiện xét nghiệm máu, nhưng không biết lựa chọn cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm máu ở đâu chính xác và nhanh chóng, hãy đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội – địa chỉ chuyên khoa uy tín được nhiều người bệnh tín nhiệm lựa chọn.
Hiện nay, mỗi ngày, tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội đang thực hiện xét nghiệm máu cho hàng trăm người bệnh trên hệ thống máy móc hiện đại được nhập khẩu 100% từ các quốc gia có nền y học phát triển như Anh, Pháp, Mỹ,… với đội ngũ y bác sỹ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp của phòng khám sẽ đem đến kết quả nhanh chóng, chính xác và làm hài lòng mọi người bệnh.
Để đặt lịch xét nghiệm máu, các bạn có thể liên hệ đến hotline: 024.33.99.52.52 – 03.56.56.52.52 hoặc chat qua hệ thống [Tư vấn trực tuyến] trên website phòng khám để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ đăng ký khám nhanh nhất. Phòng khám làm việc: Từ 7h30 – 20h tất cả các ngày (kể cả ngày nghỉ và ngày lễ) tại địa chỉ số 52 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.