Siêu âm đầu dò bị ra máu phải làm sao?

Đăng lúc 16:29|24/05/2018

Trong y học hiện đại, siêu âm đầu dò âm đạo được biết đến là kĩ thuật siêu âm được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế, phòng khám tư nhân uy tín. Đây là phương pháp siêu âm tiên tiến cho hình ảnh chuẩn xác giúp các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng, trên thực tế, loại hình siêu âm này dường như không được chị em “chào đón nhiệt tình” bởi những lo ngại về rủi ro gặp phải. Trong đó, hiện tượng chảy máu khi siêu âm đầu dò đã từng xảy ra. Vậy, siêu âm đầu dò bị ra máu phải làm sao? , và có nguy hiểm không?

Siêu âm đầu dò là gì?

Khái niệm siêu âm đầu dò âm đạo dùng để chỉ hình thức siêu âm được các bác sĩ tiến hành tại vùng kín của phụ nữ. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đầu dò siêu âm cỡ khoảng 2 hoặc 3 inch đi qua ống âm đạo, nhằm kiểm tra các cơ quan sinh dục bên trong bao gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo. giúp xác định những bất thường và chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.

Trong trường hợp nghi ngờ mang thai, siêu âm đầu dò sẽ giúp phát hiện thai nhi một cách nhanh chóng và sớm nhất bởi lúc này phôi thai vẫn còn nhỏ thì siêu âm thành bụng sẽ không hiển thị hình ảnh.

Siêu âm đầu dò chảy máu có sao không?

Trên thực tế, bất cứ một loại hình siêu âm nào đều có ưu và nhược điểm nhất định. Với nhiều lợi ích thế nhưng khi nhắc đến siêu âm đầu dò trong khám sản phụ khoa, có rất nhiều chị em phụ nữ tỏ ra vô cùng ái ngại vì đặc điểm điển hình của hình thức siêu âm này đây là qua đường âm đạo. Hơn nữa, đối với phụ nữ mang thai, họ lo sợ việc đưa thiết bị vào bên trong tử cung có thể ảnh hưởng tới thai nhi hoặc vô tình mang các tác nhân gây bệnh xâm nhập bộ phận sinh dục.

siêu âm đầu dò bị ra máu
Cần nên chú ý vs hiện tượng khi siêu âm đầu dò ra máu

Chị Lê Ngọc Minh (Hoàn Kiếm – Hà Nội) lo lắng, chị bị chậm kinh và đi khám phụ khoa thì được chỉ định siêu âm đầu dò. Sau khi thực hiện, bác sĩ kết luận là không có dấu hiệu của thai nhi trong tử cung và chị cần làm thêm các xét nghiệm khác để xác định rõ. Tuy nhiên, điều khiến chị lo lắng hơn cả là cảm giác hơi đau và bị ra máu. Chị lo lắng không biết mình có bị sao không và siêu âm đầu dò bị ra máu phải làm sao?

Đây cũng là nỗi lo của nhiều chị em khi thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo. Các chuyên gia khẳng định, đây là phương pháp siêu âm an toàn, không gây đau đớn tuy nhiên sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò không gây ra ảnh hưởng xấu tới thai nhi giống như lâu nay nhiều người vẫn lầm tưởng. Trong quá trình siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ không đưa hẳn đầu dò vào cổ tử cung nên sẽ không gây ra bất kỳ tổn thương nào đến cổ tử cung và tử cung.

Đôi khi, việc siêu âm đầu dò sẽ cho cảm giác không thoải mái sau sẽ để lại cảm giác tức bụng và có thể gây cọ sát mạnh vào thành âm đạo gây chảy máu như hiện tượng mà chị Minh gặp phải. Đây là hiện tượng khá bình thường và sẽ hết sau khoảng 12-24 tiếng, nếu không kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như đau bụng dữ dội, lượng máu ra ngày càng nhiều, có màu sắc thâm đen,…

Siêu âm đầu dò bị ra máu phải làm sao?

Như đã nói ở trên, hiện tượng ra máu sau khi thực hiện siêu âm đầu dò là bình thường và không gây hại gì? Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn lo lắng, siêu âm đầu dò bị ra máu phải làm sao?

  • Nếu như không có bất cứ dấu hiệu gì bất thường, chị em cần nghỉ ngơi thư giãn, tránh vận động mạnh trong vòng 1 ngày. Trong trường hợp, ra máu kèm theo đau bụng hay bất kì dấu hiệu bất thường nào khác, hoặc sau 1 ngày lượng máu vẫn tiếp tục ra, chị em cần đến phòng khám chuyên khoa ngay lập tức. Bởi rất có thể do đây là dấu hiệu bạn có thai ngoài tử cung mà chưa kịp phát hiện.
  • Thêm một điều bạn cần lưu ý là rất có thể nguyên nhân gây ra máu sau siêu âm đầu dò là do tổn thương trong quá trình thực hiện. Điều này phản ảnh rất rõ về chất lượng cơ sở y tế mà người bệnh đến thực hiện cũng như tay nghề của bác sĩ tiến hành siêu âm. Chính bởi vậy, việc tìm hiểu rõ về các địa chỉ thăm khám là rất cần thiết.

Giống như rất nhiều dịch vụ khám chữa bệnh phụ khoa khác, siêu âm đầu dò an toàn và mang lại kết quả chính xác hay không còn phụ thuộc vào hai yếu tố: Trình độ bác sĩ siêu âm và máy siêu âm. Hãy chú ý tới hai yếu tố quan trọng này để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro có thể gặp phải.

siêu âm đầu dò bị chảy máu
Bà bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để nắm bắt tình trạng

Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ, cũng như phong thái làm việc của y bác sĩ và chi phí siêu âm cũng là những yếu tố được nhiều người đắn đo hơn cả khi đánh giá các cơ sở y tế để lựa chọn được địa chỉ tốt nhất sẽ đến khám phụ khoa và siêu âm đầu dò âm đạo.

Hiện nay, tại Hà Nội, không chỉ các bệnh viện có chuyên khoa sản phụ lớn mà rất nhiều phòng khám, bệnh viện tư nhân cũng cung cấp dịch vụ siêu âm đầu dò âm đạo kèm theo lời cam kết về chất lượng dịch vụ và giá cả. Và phòng khám Đa khoa Hà Nội 52 Nguyễn Trãi là cơ sở y tế chuyên khoa từ lâu đã được nhiều người bệnh tin tưởng trong siêu âm đầu dò âm đạo để thăm khám bệnh phụ khoa và phát hiện thai nhi chuẩn xác nhất.

Địa chỉ phòng khám tại: Số 52 Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

Số điện thoại tư vấn và đặt lịch thăm khám online: 024.33.99.52.52 – 016.56.56. 5252.

Từ khóa tìm kiếm liên quan

Siêu âm đầu dò bị ra máu, siêu âm đầu dò bị chảy máu

Tư vấn Chat với bác sĩ15 Gọi điện Gọi điện bác sĩ
DMCA.com Protection Status